Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Tây Nguyên

GiadinhNet – Những năm gần đây, hệ thống mạng lưới y tế Tây Nguyên ngày càng hoàn chỉnh và nâng cao. Đặc biệt, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở hàng ngàn buôn làng của Tây Nguyên.

Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, với 61 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, 726 xã, thị trấn, 7.813 thôn, buôn, bon, làng. Dân số toàn vùng có gần 5,46 triệu người thuộc 54 dân tộc anh em, trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 62%. Tây Nguyên là một tiểu vùng, vùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng miền Trung - Tây Nguyên.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và nỗ lực của các địa phương, kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên đã có những chuyển biến quan trọng, liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,26 triệu đồng/người/năm, thu hẹp khoảng cách rất nhanh so với mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống về vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong vùng không ngừng được cải thiện.

Đối với người cao tuổi, chăm sóc y tế là điều quan trọng nhất. Nhiệm vụ này cần được Nhà nước, gia đình và xã hội cùng quan tâm thực hiện. Bệnh tật ở người cao tuổi chủ yếu là bệnh không lây nhiễm và mạn tính nên chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn có những yêu cầu khác biệt, đặc thù về chăm sóc sức khỏe so với các nhóm tuổi khác. Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi khác với các lứa tuổi khác như lão hóa các cơ quan, tính chất đa bệnh lý, các hội chứng đặc trưng ở người cao tuổi; sử dụng nhiều thuốc, tình trạng phụ thuộc; tăng nguy cơ tai biến. Bệnh nhân cao tuổi thường có các hội chứng lão khoa đặc trưng (như hội chứng dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, rối loạn vận động, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng, lú lẫn, trầm cảm, loét, mất nước) có nguy cơ tai biến điều trị cao…

Sau khi được điều trị, các bệnh nhân có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng phụ thuộc hoàn toàn về thể chất và tâm thần, rất khó hồi phục. Chính vì thế, ngành y tế cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà…); đồng thời, phối hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở y tế và dựa vào cộng đồng. Trong đó, việc thành lập khoa lão khoa trong các bệnh viện sẽ giúp người cao tuổi được chăm sóc một cách chuyên nghiệp, toàn diện và liên tục.


Những năm gần đây, người cao tuổi ở Tây Nguyên ngày càng được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Những năm gần đây, người cao tuổi ở Tây Nguyên ngày càng được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Đến hết tháng 10/2018, số hội viên người cao tuổi của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên hơn 410.000 người, chiếm gần 91% tổng số người cao tuổi trên toàn địa bàn. Thống kê tại 5 tỉnh, có hơn 700 tổ chức cơ sở Hội Người cao tuổi, khoảng 7.800 chi hội và hơn 8.660 tổ hội. Đến nay, Hội Người cao tuổi các tỉnh đã xây dựng Qũy hội gần 110 tỷ đồng. Trong đó, Qũy chăm sóc người cao tuổi hơn 10 tỷ đồng, chân qũy hơn 99 tỷ đồng. Từ nguồn qũy này, năm 2018, Hội Người cao tuổi các tỉnh đã tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho gần 30.000 cụ. Trong đó, khoảng 140 cụ tròn 100 tuổi được Chủ tịch nước chúc thọ, tặng quà. Hiện nay, Ban đại diện Hội Người cao tuổi các tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng giải quyết chế độ bảo trợ xã hội cho gần 87.000 người cao tuổi, phối hợp với ngành Y tế các tỉnh triển khai khám sàng lọc mắt cho gần 6.000 cụ, phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho hơn 2.260 cụ, với tổng kinh phí hơn 22,6 tỷ đồng.

Tại tỉnh Kon Tum, trong tổng số hơn 27.600 hội viên người cao tuổi hiện đang sinh hoạt tại 740 chi hội trên địa bàn, hơn 4.000 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội, khoảng 20.000 cụ có thẻ bảo hiểm y tế. Đến hết tháng 10/2018, gần 15.400 người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe định kỳ,…

Phát biểu tại buổi giao ban công tác Người cao tuổi 5 tỉnh Tây Nguyên sáng 21/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp chúc mừng những thành quả Ban đại diện Hội người cao tuổi 5 tỉnh Tây Nguyên đã đạt được trong thời gian qua; mong muốn thời gian tới, Ban đại diện Hội Người cao tuổi các tỉnh tiếp tục triển khai nhiều hơn nữa các phong trào thi đua nhằm động viên, khuyến khích người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Tây Nguyên.

M.A

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất

8 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một nhóm các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền từ người sang người qua hoạt động tình dục. STI do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Nếu không được điều trị có nguy cơ dẫn đến bệnh tật lâu dài và vô sinh.

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Top