Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao phải đo huyết áp trước khi tiêm vaccine COVID-19?

GiadinhNet - "Trước mỗi can thiệp y tế, thầy thuốc phải đo các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân, như mạch, nhiệt độ, huyết áp… Đó là điều bắt buộc" - PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng điểm tiêm vaccine COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho hay.

Vì sao phải đo huyết áp trước khi tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 1.

Theo Quyết định 3802 ngày 10/8 của Bộ Y tế ban hành kèm Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, thầy thuốc cần đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm, đếm nhịp thở ở những người có bệnh nền để phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống.

Theo đó, người có một trong các bất thường về dấu hiệu sống là khi huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg; với người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế có chỉ số huyết áp cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày.

Họ được xếp vào nhóm người phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng tiêm vaccine COVID-19.

Đây là lần thứ 4 Bộ Y tế cập nhật, thay đổi hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19. Ở những lần hướng dẫn trước đó, ngoài đo mạch, huyết áp, đếm nhịp thở, thầy thuốc còn phải đo thêm Sp02 và nghe tim, phổi cho người được tiêm.

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, trước mỗi can thiệp y tế, thầy thuốc phải đo các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân, như mạch, nhiệt độ, huyết áp… Việc đo huyết áp nhằm giúp thầy thuốc xem xét người dân có đủ an toàn để tiêm hay không. Những trường hợp có huyết áp quá cao hay quá thấp đều nguy hiểm cho việc tiêm.

Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho hàng chục nghìn lượt người. Thực tế, trong quá trình tiêm vaccine ở bệnh viện, có không ít trường hợp huyết áp đo tại thời điểm sàng lọc trước tiêm là 160-170/90 (nghĩa là vượt mức khuyến cáo). Thầy thuốc sẽ yêu cầu người dân ngồi nghỉ 30 phút trước khi đo lại huyết áp sau đó tiến hành tiêm vaccine COVID-19. Người dân cũng được yêu cầu theo dõi sát sao sau tiêm.

"Việc đo huyết áp trước khi tiêm còn là một bước sàng lọc sức khoẻ cộng đồng. 50% người bị tăng huyết áp mà không hề biết mình bị bệnh. Không ít người đến tiêm chủng mũi đầu mới phát hiện mình có dấu hiệu tăng huyết áp, về đi khám thì khẳng định mắc bệnh" – BS Thanh cho biết.

Cũng theo PGS.TS Kim Thanh, chỉ 30% bệnh nhân tăng huyết áp đang uống thuốc mới đạt huyết áp mục tiêu trong điều kiện chuẩn. "Khi vào bệnh viện hoặc trước khi can thiệp y tế, rất khó để những trường hợp này đạt được chuẩn. Do đó, cần linh hoạt trong ứng xử với chỉ số huyết áp 140/90" – BS Thanh cho hay.

Vì sao phải đo huyết áp trước khi tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 2.

Đo huyết áp cho người dân trước khi tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: Lê Bảo

Một hiện tượng nữa rất hay gặp khi đi tiêm chủng đó là tăng huyết áp theo "hội chứng áo trắng". Theo BS Thanh, đối tượng này vẫn được tiêm nếu huyết áp đã được quản lý ổn định.

BS lưu ý, người dân nên tìm hiểu thông tin trước khi tiêm; tránh lo lắng; buổi tối trước khi đi tiêm cố gắng ngủ đủ, sâu giấc, nếu cần có thể uống một viên thuốc an thần vào buổi tối ngày hôm trước để giữ cho tinh thần thoải mái.

Với người bệnh đang tăng huyết áp cần lưu ý, phải duy trì thuốc đều đặn trước khi đi tiêm, ngủ đủ giấc, giảm lo lắng. Vào buổi sáng trước khi đi tiêm nên uống luôn viên huyết áp của ngày hôm đó.

"Khi tiêm vaccine xong sẽ có những phản ứng nhất định, do đó, việc kiểm tra, sàng lọc, đo huyết áp trước tiêm là việc nên làm. Mỗi lần đo chỉ tốn từ 3-4 phút, không tốn thời gian, do đó rất cần phải thực hiện", nữ bác sĩ cho hay.

Dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia cập nhật lúc 9h30 sáng 1/9, trong ngày 31/8, có hơn 216.000 mũi vaccine được tiêm, nâng tổng số vaccine COVID-19 đã được tiêm trên toàn quốc lên hơn 20,2 triệu mũi, trong đó tiêm 1 mũi là khoảng 2,7 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 16 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 2 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top