Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ý kiến đa chiều sau đề xuất tăng giá vé xe buýt của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội

Thứ tư, 16:51 18/10/2023 | Thời sự

GĐXH - Mới đây, thông tin về việc tăng giá vé xe buýt theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội từ ngày 1/1/2024 khiến nhiều người dân, hành khách sử dụng xe buýt không khỏi băn khoăn với nhiều ý kiến trái chiều.

Theo đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất từ ngày 1/1/2024 sẽ tăng giá vé xe buýt thêm 1.000-11.000 đồng so với hiện nay, tùy thuộc cự ly, loại vé và diện ưu tiên.

Cụ thể, giá vé lượt, cự ly dưới 15 km có mức tăng thấp nhất từ 7.000 lên 8.000 đồng; 15-25 km từ 7.000 lên 10.000 đồng; 25-30 km từ 8.000 lên 12.000 đồng; 30-40 km từ 9.000 lên 15.000 đồng. Mức tăng cao nhất ở cự ly trên 40 km là từ 9.000 lên 20.000 đồng.

Người dân nghĩ gì sau đề xuất tăng giá vé xe buýt của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội? - Ảnh 1.

Mức tăng cao nhất ở cự ly trên 40 km đối với vé lượt là từ 9.000 lên 20.000 đồng.

Vé tháng có mức tăng trung bình 40%. Đối với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp đi một tuyến là 70.000 đồng (hiện 55.000 đồng), liên tuyến 140.000 đồng (hiện 100.000 đồng). Vé tập thể đi một tuyến 100.000 đồng (hiện 70.000 đồng), liên tuyến 200.000 đồng (hiện 140.000 đồng).

Anh Lê Hồng Hiếu (Văn Quán, Hà Đông) thường xuyên xử dụng xe buýt để đi làm, sau khi biết thông tin giá vé xe buýt sẽ tăng trong thời gian tới, anh Hiếu cũng như nhiều hành khách sử dụng xe buýt đều băn khoăn liệu việc tăng giá vé có đồng nghĩa với tăng chất lượng phục vụ, vận tải.

"Bản thân mình là người thường xuyên di chuyển bằng xe buýt, việc tăng giá vé như vậy theo mình thấy là chấp nhận được, nhưng liệu giá vé tăng thì chất lượng phục vụ có tăng không, tình trạng xe chậm chuyến, bỏ điểm có được khắc phục", anh Hiếu nói.

Người dân nghĩ gì sau đề xuất tăng giá vé xe buýt của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội? - Ảnh 2.

Việc tăng giá vé xe buýt có đồng nghĩa với tăng chất lượng dịch vụ là băn khoăn của nhiều hành khách.

Tương tự anh Hiếu, chị Trần Ngọc Ánh (Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng việc tăng giá vé xe buýt cần phải có cơ sở, không nên chỉ tập trung mỗi doanh thu mà bỏ qua cải thiện chất lượng dịch vụ. 

"Nếu giá vé tăng thì mình mong chất lượng cũng phải được cải thiện theo, đó là việc thay thế xe buýt dầu bằng xe buýt điện, tài xế và phụ xe cần có sự cải thiện trong kỹ năng ứng xử, áp dụng dần phương pháp thanh toán điện tử khi mua vé để góp phần tạo sự quan tâm và sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người dân", chị Ánh chia sẻ.

Người dân nghĩ gì sau đề xuất tăng giá vé xe buýt của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội? - Ảnh 3.

Hành khách đợi xe buýt trên đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội).

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ việc tăng giá vé xe buýt, không ít người cho rằng, trong bối cảnh nhà nước khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế xe cá nhân nhưng giá xe buýt lại tăng là đi ngược với xu thế chung, khó thay đổi thói quen đi lại của người dân.

"Mỗi lần đi dán vé em đều phải xin tiền bố mẹ, nếu bây giờ tăng giá vé tháng lên khá nhiều như vậy thì sẽ gây ra tâm lý e ngại sử dụng phương tiện công cộng của em cũng như nhiều bạn khác. Đa số hành khách sử dụng xe buýt đều là học sinh, sinh viên, chưa kể đến nhiều bạn ở quê lên cũng khá khó khăn, chỉ mong các cơ quan chức năng xem xét, tăng giá sao cho hợp lý", chị Trần Ngọc Ánh - sinh viên năm nhất trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết.

Người dân nghĩ gì sau đề xuất tăng giá vé xe buýt của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội? - Ảnh 4.

Theo lý giải của Sở Giao thông Vận tải, từ năm 2014 đến nay thành phố đã không điều chỉnh nên giá vé đang rất thấp so với mặt bằng thu nhập người dân.

Theo lý giải của Sở Giao thông Vận tải, từ năm 2014 đến nay thành phố đã không điều chỉnh nên giá vé đang rất thấp so với mặt bằng thu nhập người dân. Thu nhập bình quân của người Hà Nội năm 2022 khoảng 8,4 triệu đồng, tăng 75% so với năm 2014. Theo tính toán, chi phí đi lại chiếm khoảng 10% tổng thu nhập, tương ứng mỗi người chi 800.000 đồng "là chấp nhận được".

Nếu tăng như đề xuất, doanh thu bán vé tăng khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm. Sở Giao thông Vận tải dự báo khi mới tăng giá vé, số khách có thể giảm, nhưng vẫn đảm bảo doanh thu. Năm 2014, khi điều chỉnh giá vé, hành khách đi vé tháng giảm 3% nhưng doanh thu tăng 15%, vé lượt giảm 10%, doanh thu tăng 20%.

Người dân nghĩ gì sau đề xuất tăng giá vé xe buýt của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội? - Ảnh 5.

Hình ảnh đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) tắc cứng vào mỗi giờ cao điểm.

Sở cũng nêu các lý do khác như chi phí cho hoạt động vận tải công cộng đã tăng gần 50% so với năm 2014. Tăng giá vé xe buýt giúp tăng thu, giảm mức trợ giá, đảm bảo khả năng cân đối ngân sách của thành phố. Giai đoạn 2015-2019, ngân sách thành phố trợ giá xe buýt trung bình 1.370 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2020-2022 khoảng 2.200 tỷ đồng/năm và năm 2023 dự kiến 2.750 tỷ đồng.

Không đồng tình với lý giải của Sở Giao thông Vận Tải, chị Phạm Bích Ngọc (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Sở Giao thông Vận tải nên xem xét lại đề án tăng giá vé. Mục đích của xe buýt là để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng và hạn chế phương tiện cá nhân. Số khách đi xe buýt sau khi thực hiện đề án điều chỉnh đã dự đoán là sẽ giảm nhưng họ vẫn sẽ có nhu cầu đi ra đường, như vậy đề án này đã vi phạm tính hiệu quả tác động của xe buýt và Hà Nội sẽ không bao giờ hết ùn tắc được".

Người dân nghĩ gì sau đề xuất tăng giá vé xe buýt của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội? - Ảnh 6.

Học sinh, sinh viên xếp hàng lên xe buýt trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội)

Hà Nội hiện có 154 tuyến xe buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến kế cận và 2 tuyến city tour, phủ đến tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã và 512/579 xã phường, thị trấn. Toàn thành phố có 2.034 xe buýt, trong đó 277 xe sử dụng năng lượng sạch.

Năm 2022, vận tải hành khách công cộng gồm mạng lưới xe buýt và đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã đáp ứng 18,5% năng lực vận tải, năm nay phấn đấu 21,5-23%, vẫn cách xa so với mục tiêu 35% vào năm 2025.

Xem thêm video được quan tâm:

Lý do khiến xe buýt Hà Nội dần vắng khách.

Trung Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 3 công nhân mất tích khi thi công cao tốc Bắc - Nam: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ 3 công nhân mất tích khi thi công cao tốc Bắc - Nam: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Thời sự - 1 giờ trước

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ 3 công nhân thi công tại gói thầu XL02, dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong thuộc công trình xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông bị lật ghe đuối nước trên sông Ba vào tối 15/5.

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ ít mưa, trời có nắng. Dự báo đến đêm ngày 18/5, không khí lạnh được bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to đến rất to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo; Vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Thời sự - 10 giờ trước

Bộ GTVT vừa phê duyệt đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn với quy mô 6 làn xe có tổng mức đầu tư 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Giáo hội Phật giáo khẳng định 'sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo

Giáo hội Phật giáo khẳng định 'sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo

Thời sự - 19 giờ trước

Ngày 16/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là "sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.

Chuyện về những người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' ở Bắc Kạn

Chuyện về những người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' ở Bắc Kạn

Thời sự - 20 giờ trước

GĐXH - Công nhân mỏ khoáng sản Pù Sáp (xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) hằng ngày phải làm việc 6 tiếng trong hầm lò với sự nguy hiểm luôn rình rập.

Xe của Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, Giám đốc Sở và 3 người khác bị thương

Xe của Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, Giám đốc Sở và 3 người khác bị thương

Thời sự - 22 giờ trước

Xe ô tô biển xanh của Sở Tư pháp Khánh Hòa va chạm với xe bồn tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) khiến Giám đốc Sở và 3 người khác trên xe bị thương.

Hà Nội: Đường Kim Đồng ùn ứ giao thông vì rào chắn thi công hầm chui đường vành đai 2.5

Hà Nội: Đường Kim Đồng ùn ứ giao thông vì rào chắn thi công hầm chui đường vành đai 2.5

Thời sự - 22 giờ trước

GĐXH - Thời gian gần đây, tại phố Kim Đồng đoạn giao với đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai), Hà Nội xuất hiện hàng rào thi công chiếm hơn nửa lòng đường, dài hàng trăm mét, gây ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô còn mưa dông xối xả, người dân phải lội nước đi làm?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô còn mưa dông xối xả, người dân phải lội nước đi làm?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, Thủ đô vẫn có mưa lớn và dông. Sau đó trời giảm mưa, có nắng đan xen.

Tìm thấy 1 nạn nhân trong vụ lật ghe trên sông Ba ở Phú Yên

Tìm thấy 1 nạn nhân trong vụ lật ghe trên sông Ba ở Phú Yên

Thời sự - 1 ngày trước

Sau nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy 1 nạn nhân trong vụ lật ghe trên sông Ba vào tối 15/5, hiện vẫn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân còn lại.

Top